//= get_template_directory_uri() ?>
JMA cũng cho biết, 3 trong số 4 tháng 7 nóng nhất lịch sử đã được ghi nhận trong ba năm qua. Thậm chí nhiệt độ tháng 7/2016 cũng đã vượt xa mức nhiệt nóng nhất lịch sử vào tháng 7/1981.
Những tháng nóng nhất trong lịch sử
Tháng 6/2016: Báo cáo hàng tháng công bố ngày 19/7 của NOAA cho biết nhiệt độ trung bình của Trái Đất trong tháng Sáu vừa qua là 16,4 độ C, cao hơn 0,9 độ C so với mức trung bình của thế kỷ 20 và “xô đổ” kỷ lục của tháng 6 năm ngoái (16,2 độ C). Đây là tháng 6 thứ 40 liên tiếp và là tháng thứ 378 liên tiếp, có nền nhiệt trung bình toàn cầu cao hơn mức nhiệt trong thế kỷ 20.
Tháng 5/2016: Số liệu do Cơ quan Hàng không & Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố ngày 15/6 cho thấy nền nhiệt toàn cầu trong tháng 5/2016 lại một lần nữa phá vỡ kỷ lục, khi mà các khu vực Bắc bán cầu vừa trải qua mùa Xuân nóng nực nhất. Tháng 5/2016 trở thành một trong những tháng nóng nhất trong lịch sử.
Tháng 4/2016: Hiệu ứng cộng hưởng của hiện tượng Trái Đất ấm lên và El Nino đã khiến tháng 4/2016 trở thành tháng Tư nóng nhất trong lịch sử và là tháng thứ 12 liên tiếp lập kỷ lục về nền nhiệt độ cao. Cơ quan Khí quyển và đại dương quốc gia (NOAA) cho biết nhiệt độ trung bình của Trái Đất trong tháng 3 là 13,7 độ C, cao hơn 1,1 độ C so với mức trung bình của thế kỷ 20.
Tháng 3/2016: Theo số liệu của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), năm 2015 đang giữ kỉ lục là năm nóng nhất từ trước đến nay, và tháng có nền nhiệt trung bình toàn cầu nóng nhất trong 100 năm qua là tháng 3/2016. Cụ thể, nhiệt độ toàn cầu trong tháng 3/2016 đã cao hơn 1,28 độ C so với nhiệt độ trung bình của các tháng ở thế kỷ 20. Đây là lần thứ 11 liên tiếp kỉ lục nhiệt độ toàn cầu bị phá khi nhiệt độ của tháng sau luôn cao hơn tháng trước.
Tháng 2/2016: Trước đó NASA công bố số liệu mới cho thấy, tháng 2/2016 không chỉ là tháng 2 nóng nhất trong lịch sử được ghi nhận, mà mức tăng nhiệt độ còn vượt qua tất cả các kỷ lục trước đó, khiến các nhà khoa học mô tả nó như là “một cột mốc đáng ngại, hướng tới một hành tinh ngày càng ấm hơn”.
Tháng 1/2016: Số liệu được công bố từ NASA và NOAA cho biết, tháng 1/2016 là tháng 1 nóng nhất trên toàn cầu trong vòng 135 năm qua trở lại đây. Không chỉ vậy theo NASA khẳng định, đây là tháng có biên độ nhiệt lớn nhất, vượt trên mức trung bình 1,13 độ C của toàn cầu.
Tháng 10/2015: Năm 2015 nóng nhất trong lịch sử khí tượng thế giới, khi tháng 10 đã trở thành tháng nóng nhất kể từ năm 1880, tiếp sau 7 tháng “xô đổ” mọi kỷ lục về mức nhiệt.
Tháng 9/2015: Theo NOAA, nền nhiệt trung bình toàn cầu trên cả mặt đất và đại dương trong tháng 9 đạt 15,9 độ C, cao hơn 0,9 độ C so với nhiệt độ trung bình của thế kỷ 20 và “xô đổ” kỷ lục của tháng 9/2014 (15,7 độ C). Đây là tháng 9 thứ 39 liên tiếp nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn mức nhiệt trong thế kỷ 20.
Tháng 8/2015: Theo NOAA, tháng 8/2015 là tháng nóng nhất chưa từng được ghi nhận trên hành tinh kể từ khi khoa học bắt đầu biết đo nhiệt độ vào năm 1880. Nhiệt độ trên bề mặt các đại dương cao nhất chưa từng được ghi nhận, cao hơn mức trung bình của thế kỷ XX đến 0,78 độ C.
Tháng 7/2015: Nhiệt độ trung bình toàn cầu trên bề mặt đất và đại dương trên toàn cầu trong tháng 7/2015 cao hơn ngưỡng trung bình tháng 7 thế kỷ XX 0,81 độ. Đây cũng là mức nhiệt độ hàng tháng cao kỷ lục đo được trong suốt giai đoạn từ 1880 – 2015, khi cao hơn các tháng khác tới 16,61 độ C, vượt qua mức kỷ lục đã thiết lập vào 1998 khoảng 0,08 độ C.
Tháng 6/2015: Thế giới đã trải qua tháng 6/2015 nóng nhất trong lịch sử. Tháng 6/2015 là tháng thứ 4 phá vỡ kỷ lục về nhiệt độ. Các nhà khoa học tại NOAA tính toán rằng, nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới trong tháng 6 đạt 16,33 độ C, phá vỡ kỷ lục được xác lập hồi năm ngoái ở 16,21 độ C.
Tháng 5/2015: Các nhà khoa học thuộc chính phủ Mỹ cho biết tháng 5/2015 là tháng nóng nhất trong lịch sử, qua đó dấy lên những lo ngại về tình trạng nóng lên toàn cầu. “Đây là tháng 5 nóng nhất từ trước tới nay theo ghi nhận của chúng tôi”, ông Derek Arndt, trưởng bộ phận giám sát của NOAA phát biểu trong một hội nghị ở Mỹ.