//= get_template_directory_uri() ?>
Theo số liệu thống kê vào năm 2014 của bộ Y tế, cở sở khám chữa bệnh có hệ thống xử lý chất thải lỏng có tỷ lệ đạt 58,1%. Chât thải rắn sinh hoạt được xử lý đạt tỷ lệ 94,5%. Tuy nhiên hệ thống xử lý chất thải tại các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh đã trở nên quá tải và xuống cấp, chi phí cho vận hành bảo dưỡng và bảo trì còn thiếu nên thiếu hiệu quả nên cần phải có một chính sách hỗ trợ từ ngân sách Trung ương tại các cơ sở và bệnh việc khám chữa bệnh công lập.
Bộ Y tế đề xuất phương án này nhằm quy định sự hỗ trợ kinh phí có mục tiêu từ ngân sách Trung ương đầu tư và triển khai xây dựng các hệ thống xử lý chất thải y tế, các khoản chi nhằm phục vụ việc quản lý chất thải y tế một cách thường xuyên nhằm bảo vệ môi trường. Các bệnh viện công lập trên toàn quốc sẽ được áp dụng quy định này.
Theo dự thảo, các cơ sở được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế sẽ được cấp chi phí khi có được các yếu tố sau:
Các khoản chi thường xuyên để phục vụ việc quản lý xử lý chất thải y tế được xem xét hỗ trợ vốn khi:
Hình thức và mức hỗ trợ
Theo dự thảo, những dự án được đầu tư công khai xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế sẽ được hỗ trợ 100% vốn.
Đối với các dự án đầu tư có hình thức đối tác công tư, sẽ được hỗ trợ 100% vốn chủ sở hữu và thực hiện hợp đồng dự án. Cho vay ưu lãi xuất ưu đãi dưới 70% vốn chủ sở hữu với lãi suất dưới 3,6%/năm trong vòng 10 năm để thực hiện.
Đối với khoản chi phí dùng để phục vụ thường xuyên công tác quản lý chất thải y tế, sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí từ ngân sách y tế Trung ương đối với các bệnh viện chuyên khoa lao, phong, tâm thần, HIV/AIDS. Hỗ trợ 50% kinh phí đối với các bệnh viện thuộc tuyến Trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện.
Theo Chinhphu