//= get_template_directory_uri() ?>
Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động sản xuất, kinh doanh sử dụng hóa chất đang đặt ra thách thức đối với môi trường, đặc biệt là với môi trường nước.
Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu vừa tiến hành lấy mẫu nước mặt tại 8 địa điểm quan trắc cố định trên địa bàn tỉnh (cửa Nhà Mát, cống Hưng Thành, cống Cái Cùng, cống Đầu Bằng, Chủ Chí, Cửa biển Gành Hào, Vĩnh Lộc – Ba Đình, Ngã tư Ninh Quới) để phân tích 13 chỉ tiêu chất lượng nước.
Các khu công nghiệp (KCN) đóng vai trò “đầu tàu” trong phát triển kinh tế đất nước, là động lực quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và phát triển các KCN đang nảy sinh một số bất cập, hạn chế như tỷ lệ lấp đầy các KCN ở nhiều địa phương còn thấp, ô nhiễm môi trường,… gây bức xúc cho người dân địa phương. Điều đó đặt ra vấn đề, cần rà soát kỹ hơn quy hoạch cũng như các dự án KCN để có thể sớm khắc phục bất cập, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động, đầu tư tại các KCN hiện nay.
Người dân Thành phố Hồ Chí Minh đang lo lắng trước nguy cơ ô nhiễm từ nước rỉ rác thải khi mùa mưa đến, bởi tại huyện Củ Chi – khu vực nằm trên nền đất cao của Thành phố Hồ Chí Minh – hiện có hàng chục ngàn tấn rác “phơi” lộ thiên chưa được xử lý.
Ô nhiễm không khí tại Thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua luôn ở mức cao với tỷ lệ lớn bụi bẩn, hóa chất trong không khí.
Có hệ thống xử lý nước thải nhưng do hệ thống dẫn nước thải lại không chảy tới nơi xử lý, gây ô nhiễm môi trường là câu chuyện “bi hài” diễn ra tại Công ty TNHH MCNEX VINA (có trụ sở tại Khu công nghiệp Phúc Sơn, TP. Ninh Bình). Việc này đã ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến sức khỏe hàng trăm hộ dân sống tại thôn Phúc Hạ, xã Ninh Phúc, TP Ninh Bình.
Tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực đô thị ở Quảng Ngãi do các khu công nghiệp (KCN) vô tư xả thải đang ở mức báo động. Đáng buồn, vì lợi nhuận, các doanh nghiệp đã quên luôn khâu đầu tư xây dựng hệ thống xả thải.
Hội đồng Năng lượng Thế giới (WEC) cho biết, chính phủ các nước cần phải thiết lập các mục tiêu dài hạn và rõ ràng tại cuộc đàm phán khí hậu Paris vào tháng 12 tới đây, đồng thời đầu tư khoảng 50 nghìn tỷ USD cho những thay đổi cần thiết để tránh những nguy hiểm của sự nóng lên toàn cầu.