Giải pháp làm giảm người chết do không khí ô nhiễm

Tạp chí Nature công bố vào ngày 16/9 dự báo rằng ô nhiễm không khí có thể khiến cho khoảng 3 triệu người thiệt mạng mỗi năm và tới năm 2050 con số này sẽ tăng gấp đôi. Trước nguy cơ này, nhiều nhà khoa học đã và đang bắt đầu tìm ra các giải pháp để hạn chế số người tử vong.

Khoảng 75% số nạn nhân có thể thiệt mạng nếu hít phải khí độc trong thời gian dài vì các bệnh liên quan đến tim mạch, còn lại đa số là bị ung thư phổi và bệnh hô hấp. Ngoài ra, báo cáo trên cũng đưa ra lời cảnh báo nếu các nước trên thế giới không nhanh chóng đưa ra các quy định nghiêm ngặt để hạn chế khí thải độc hại thì số người chết do ô nhiễm không khí sẽ tăng lên 6,6 triệu người trong 35 năm tới.

giai-phap-giam-tu-vong-do-o-nhiem-khong-khi

Ngoài những bệnh phổ biến như: bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư và bệnh phổi. Thì khí thải độc hại còn để lại những hậu quả lâu dài như khuyết tật bẩm sinh, làm suy giảm chức năng thần kinh.

Theo báo cáo thì ô nhiễm không khí trong nhà sẽ giết chết 4,3 triệu người đa phần là do nấu ăn bằng than củi. Tác động từ khí thải độc hại ngoài trời ước tính là 3,7 triệu, với nguyên nhân chính đến từ hoạt động đốt than và các động cơ diesel.

Các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các khu vực Đông Nam Á, gồm cả Ấn Độ, Indonesia, và khu vực Tây Thái Bình Dương, từ Trung Quốc tới Philippines.

Các khu vực này sẽ có 3,3 triệu người tử vong do ô nhiễm không khí trong nhà và 2,6 triệu người ử vong do ô nhiễm ngoài trời – tổng ước tính chung là 5,9 triệu.

Ở châu Phi, số người chết ước tính là 680.000, trong khi đó có khoảng 400.000 người tử vong ở Trung Đông, 287.000 người có thu nhập trung bình và thấp se tử vong ở các nước Châu Âu, và khoảng 131.000 người tử vong ở châu Mỹ La tinh.

Số tử vong ở mức thấp hơn ở các nước thu nhập cao là 295.000, ở Bắc Mỹ là 96.000 và 68.000 ở các thuộc Thái Bình Dương gồm Australia và Nhật.

Các giải pháp làm giảm số người tử vong

Lọc không khí công nghệ cao: Làm giảm khí độc phát tán ra môi trường được xem là cách làm hiệu quả, do vậy nhiều thành phố đang chịu ô nhiễm nặng đang chuyển sang các biện pháp công nghệ cao.

ở Thủ đô Mexico City, Bệnh viện Manuel Gea González đã ra mắt tòa nhà “hút khói”, được xây trên diện tích rộng 2.500 mét vuông. Tòa nhà được phủ sơn TiO2 (titan điôxít) là chất có khả năng phản ứng với ánh sáng để xử lý các không khí ô nhiễm. Theo tính toán thì tòa nhà này có thể xử lý lượng khói do 1.000 chiếc xe hơi thải ra một ngày.

giai-phap-giam-tu-vong-do-o-nhiem-khong-khi-2

Ngoài việc sử dung cho những diện tích lớn, TiO2 còn có thể ứng dụng cho các diện tích nhỏ hơn, như bảng quảng cáo, banner, thậm chí cả quần áo. Bằng cho thêm các hạt nano TiO2 vào bột giặt, quần áo sẽ tự động lọc không khí sau khi giặt. Tony Ryan một nhà hóa học polymer thuộc Đại học Sheffield (Anh) chỉ ra rằng một bộ quần áo có thể bỏ 5-6 gram nitơ điôxít (NO2) mỗi ngày.

Cảm biến MicroPEM – công nghệ chống ô nhiễm cá nhân: Nhằm giúp nhận biết sớm khả năng bị nhiễm độc, Viện RTI ở Mỹ đã tạo ra cảm biến MicroPEM, cho khả năng thu thập dữ liệu từ môi trường xung quanh để giúp người sử dụng kiểm soát rủi ro. Các nghiên cứu đầu tiên cho thấy cảm biến này có thể dò ra khí độc từ bếp gia đình ở các nước đang phát triển.

giai-phap-giam-tu-vong-do-o-nhiem-khong-khi-3

Thiết bị được phát triển để có thể cảnh báo khí độc ở nhiều môi trường khác nhau. Theo Tiến sĩ Charles Rodes, người chịu tr1ch nhiệm phát triển MicroPEM, việc cảnh báo sớm các khí độc có ý nghĩa sống còn đối với bệnh nhânvề đường hô hấp như hen suyễn hoặc viêm phổi.

Hiện MicroPEM được thử nghiệm tại các trường đại học ở Mỹ, Anh và Trung Quốc và có giá khoảng 2.000 USD nhưng sẽ được giảm giá thành để có thể được sử dụng phổ biến hơn.

Mạng chống ô nhiễm lấy cảm hứng từ loài nhện: Nhà động vật học, Tiến sĩ Fritz Vollrath thuộc Đại học Oxford qua quá trình nghiên cứu loài nhện đã kết luận rằng có thể sử dung kỹ thuật giăng tơ và tơ nhện để giảm ô nhiễm hiệu quả. “Độ mỏng và sự tích điện của các sợi tơ cho phép chúng hút mọi hạt bụi bay ngang qua, còn chất bao phủ trên sợi tơ có tác dụng giống như keo giúp giữ chặt hạt bụi” – Tiến sĩ Vollrath cho biết.

giai-phap-giam-tu-vong-do-o-nhiem-khong-khi-4

Tiến sĩ Vollrath tin rằng màng tơ nhân tạo trong tương lai sẽ là một cách hoàn hảo để thu giữ và đo hàm lượng ô nhiễm, từ đó giúp đo đạc và đánh giá ực độ ô nhiễm của khí quyển. Ứng dụng của mạng lưới chống ô nhiễm sẽ rất cao khi có thể sử dụng từ nơi thẳm họa cho đến bệnh viện, nhà ở

“Siêu cây” chống ô nhiễm không khí: Ở thủ đô Lima của Peru, nơi đang bị ô nhiễm không khí cao, theo các nhà tư vấn môi trường thành phố đã cho triển khai những “siêu cây” do hãng Tierra Nuestra chế tạo ở vài nơi trong thành phố. Cây nhân tạo này có thể hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 giống như cây thật.

Không khí ô nhiễm sau sẽ được đưa qua một hệ thống lọc bằng nước cũng như các vi khuẩn. Một “siêu cây” có thể làm sạch khoảng 200.000 mét khối không khí một ngày – bằng công suất của 6 cây thật – với giá thành đầu tư ban đầu khoảng 100.000 đô-la.

Nhân viên kinh doanh

  • Ms Hằng 028.3770.1202

Tư vấn môi trường

  • Ms Hằng098.588.6371
  • Ms Thuỷ0914.809.147