//= get_template_directory_uri() ?>
“Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng khu dân cư không rác tại TP.Hồ Chí Minh” đã diễn ra vào ngày 30/9 do Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tổ chức hội thảo.
Tiến sĩ Phạm Gia Trân tại cuộ hội thảo đã đánh giá: Trong những năm qua, các hoạt động truyền thông và hoạt động môi trường tại TP.Hồ Chí Minh đã có ảnh hưởng tích cực đến hành vi và nhận thức về việc bảo vệ môi trường của người dân thành phố. Người dân đã dễ dàng tiếp cận hơn đối với các thông tin về môi trường cũng như hiểu rõ hơn về các các quy định và pháp luật về bảo vệ môi trường đồng thời tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Theo ông Phạm Gia Trân, thì thống kê từ kết quả khảo sát dân cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, có đến 85,6% số người được hỏi cho biết họ đã ít nhất từng một lần tham gia các hoạt động nhằm giữ gìn vệ sinh đường phố và bảo vệ môi trường. Tại nhiều khu dân cư, có nhiều người hưởng ứng và tham gia các trương trình thu gom rác thải, các hộ gia đình ở đây đều chấp hành nghiêm chỉnh quy định “Không đổ rác ra vỉa hè, lòng đường”; 78,2% người dân nghĩ rằng ý thức bảo vệ môi trường đã ngày càng được tăng cao.
Nhiều đại biểu tại hội thảo cũng tích cực trao đổi, chia sẻ các mô hình hiệu quả trong khu dân cư nhằm bảo vệ môi trường: Mô hình “Câu lạc bộ bảo vệ môi trường”, “Tuyến đường không rác”, “Khu phố không rác”. Chị Nguyễn Thị Lệ đang là Trưởng Ban vận động khu phố 4, phường 6, quận 5 chia sẻ: Từ bắt đầu thực hiện các mô hình cho đến nay, tình hình rác thải, vệ sinh và mỹ quan tại khu phố đã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức người dân khi tham gia bảo vệ môi trường và vệ sinh nơi ở được nâng cao, nhiều tuyến đường trong khu phố đã đảm bảo “xanh – sạch – đẹp”.
UBND phường Tân Thới Hiệp, quận 12 cũng cho biết – hiện là nơi thực hiện thí điểm chương trình xử lý chất thải rắn tại nguồn: Nhận thức của người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực khi chương trình được thực hiện. Các hộ gia đình tham gia chương trình đã nắm bắt rõ cách để phân loại chất thải rắn tại nguồn, đây là việc làm giúp ích rất nhiều cho đội làm công tác thu gom và xử lý chất thải. Nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình, UBND phường đề xuất Sở Tài nguyên Môi trường xem xét đưa chương trình này vào nội dung dạy của các trường học trên địa bàn, nhằm tạo thói quen phân loại chất thải rắn tại nguồn và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh.
Theo Sở Tài nguyên Môi trường TP.Hồ Chí Minh, song song đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, trong tương lai Sở sẽ phối hợp với các cấp chính quyền phường xã tăng cường thêm các thùng rác công cộng tại các khu dân cư mà người dân gặp khó khăn trong việc thu gom rác, cũng như phối hợp với đơn vị khác để tăng cường kiểm tra, xử phạt các trường hợp không có ý thức xả rác bừa bãi.
N.T.C