//= get_template_directory_uri() ?>
Giám đốc giám sát khí quyển toàn cầu của NOAA Jim Butler cho biết đây là mức tăng “cao nhất từng được ghi nhận” và một phần nguyên nhân là do tác động từ hiện tượng El Nino.
Đây là hiện tượng thời tiết cực đoan làm tăng nhiệt độ các vùng biển phía Đông Thái Bình Dương và kéo theo đó là nhiệt độ không khí ấm hơn trên toàn cầu.
Tại một số nơi, El Nino làm gia tăng tình trạng hạn hán và cháy rừng, dẫn tới thải CO2 ra không khí và làm giảm lượng CO2 mà cây xanh hấp thụ.
Tuy nhiên, ông Butler cho biết các nhà khoa học cần theo dõi sát sao hơn trong thời gian tới để xác định cụ thể mức độ tác động của El Nino.
Nồng độ CO2 trong không khí thay đổi theo chu kỳ, thông thường đạt mức cao nhất vào tháng Năm và sau đó giảm dần cho tới mùa Thu.
Theo chuyên gia Pieter Tans của NOAA, điều đáng lo ngại là không chỉ nồng độ CO2 đang gia tăng, mà nó đang tăng ở tốc độ nhanh kỷ lục trong 4 năm trở lại đây, ngay cả trong thời điểm không có El Nino.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy lượng khí thải CO2 từ hoạt động tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch đang có chiều hướng giảm và đi về ổn định.
Tuy nhiên, phải cần tới 5-10 năm nữa tác động của sự biến đổi này mới có thể nhận thấy rõ trong khí quyển.
Hơn thế nữa, theo ông Tans, dù lượng khí thải nhà kính ngừng gia tăng và duy trì ở mức hiện tại, nồng độ CO2 trong không khí vẫn sẽ tiếp tục tăng do CO2 sau khi thải ra không khí không biến mất.