Quy Trình Hóa Rắn

1. Hệ thống hóa rắn

  •  Chức năng

Phối trộn các chất cần hóa rắn (tro xỉ hoặc bùn thải, thủy tinh vụn, xà bần) với các chất phụ gia khác trước khi đổ khuôn thành những khối rắn.

       Hệ thống hóa rắn bao gồm thiết bị máy quay để tiến hành khuấy trộn đều chất thải cần hóa rắn với cát, ximăng và phụ gia tạo thành một hỗn hợp đồng nhất. Tỷ lệ phối trộn được sử dụng cho phun ướt, tỷ lệ nước/xi măng + tro xỉ phải ở mức dưới 0,5 tốt nhất là < 0,45. Tỷ lệ phối trộn: 6% xi măng, 23%  nước vôi, 68% tro xỉ, 3% đá, sỏi nhỏ. Tỷ lệ nước/xi măng càng thấp thì sẽ đông kết càng nhanh hơn, cường độ ban đầu cao hơn, bền vững hơn, lượng dùng thấp hơn và các lớp bề mặt dày hơn. Sau đó được cho vào các ô ổn định hóa rắn chất thải thông qua máng nạp chất thải. Các ô ổn định chất thải là các khung hình chữ nhật bằng sắt hoặc bằng gỗ có kích thước 390*190*100 mm. Sau 20 ngày bảo dưỡng khối rắn, quá trình đóng rắn diễn ra làm cho các thành phần ô nhiễm hoàn toàn bị cô lập. Nước thải rò rỉ từ quá trình ổn định (lượng nước này không đáng kể) sẽ được thu gom và đưa về hệ thống xử lý nước thải của nhà máy trước khi đưa ra hồ chứa nước nhân tạo của công ty.

  • Quy trình vận hành an toàn của hệ thống hóa rắn

2.1 Mục đích

Đóng rắn cố định tro xỉ hoặc bùn thải thành các khối bê tông sau đó sử dụng làm vật liệu xây dựng (gạch block)

2.2 Phạm vi áp dụng

  • Tại khu vực đóng rắn trong khu vực sản xuất của công ty.
  • Công nhân phải nắm rõ quy trình và thực hiện đúng các bước vận hành an toàn hệ thống.

2.3 Nội dung thực hiện

(1). Chuẩn bị vận hành:

  • Kiểm tra mô tơ, hệ thống điện máy trộn.
  • Kiểm tra khuôn đúc.
  • Kiểm tra công tác chuẩn bị phối liệu: Cát, đá, xi măng, vôi và phụ gia

(2). Xác định nguy cơ/rủi ro:

Gồm có ô nhiễm bụi, tai nạn lao động.

(3). Trang bị bảo hộ lao động:

Công nhân trang bị dụng cụ bảo hộ lao động đầy đủ trước khi  tiến hành vận hành gồm có trang phục, khẩu trang, găng tay, giày, kính che mắt.

(4). Dụng cụ, thiết bị cần thiết :

Thiết bị trộn

(5). Quy trình, thao tác vận hành chuẩn:

  • Cân lượng bùn thải, tro xỉ.
  • Cho phụ gia đóng rắn: Cát, đá, xi măng, vôi, nước.
  • Mở cầu dao điện máy trộn.
  • Đổ vào khuôn đúc đan lót đường hoặc đổ nền xi măng trong khu vực nhà xưởng.
  • Tro lò đốt tùy theo tính chất nguy hại được xử lý bằng một trong hai phương án sau:
    • Đối với tro không nguy hại: sử dụng phương án hóa rắn tro: tro được trộn với phụ gia, xi măng và đúc thành tấm đan.
    • Đối với tro có khả năng nguy hại: Sử dụng phương án bê tông hóa: nhà máy tiến hành đúc các tấm bê tông rỗng và cho tro đốt vào bên trong, tráng kín mặt.
    • Mức độ nguy hại của tro được xác định dựa trên tính chất của nguồn chất thải nguy hại đầu vào.

(6). Kết thúc vận hành:

  • Tắt nguồn điện.
  • Thu dọn, vệ sinh khu vực.

2.4 Quy trình và tần suất bảo trì

Vệ sinh bồn xử lý và kiểm tra toàn bộ hệ thống mỗi đợt xử lý.

Sơ đồ hướng dẫn dạng rút gọn để dán trên phương tiện, thiết bị
quy trinh hoa ran

 

Nhân viên kinh doanh

  • Ms Hằng 028.3770.1202

Tư vấn môi trường

  • Ms Hằng098.588.6371
  • Ms Thuỷ0914.809.147