//= get_template_directory_uri() ?>
Mô tả quy trình công nghệ hệ thống lò đốt
Nguyên tắc của cả lò đốt CTNH là đốt hai cấp gồm hai buồng đốt sơ cấp và thứ cấp. Cấu tạo lò đốt và quy trình hoạt động của lò đốt được trình bày như sau:
— Nguyên lý chung
Lò đốt chất thải công nghiệp là loại lò đốt kiểu đáy tĩnh, được sử dụng khá phổ biến và đốt ở chế độ thiếu khí. Lò có hai buồng đốt: buồng sơ cấp để đốt rác và buồng thứ cấp để đốt khói. Ở buồng sơ cấp không khí được cấp khoảng 50 ¸ 80 % theo tính toán lý thuyết. Quá trình cháy thiếu khí này làm cho những chất hữu cơ bị phân huỷ nhiệt. Khói và các sản phẩm phân huỷ nhiệt là các hyđrocacbon và oxit cacbon sẽ được chuyển sang buồng đốt thứ cấp. Tại đây, không khí được cấp bổ sung để đảm bảo quá trình cháy hoàn toàn. Các phản ứng cháy và vận tốc rối trong buồng sơ cấp được duy trì ở mức thấp để giảm thiểu việc mang tro bụi sang buồng thứ cấp. Sau đó khí thải được đi qua tháp hấp thụ, buồng hấp phụ để xử lý hết các khí độc hại trước khi thải ra môi trường qua ống khói. Khí thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn QCVN 30:2012/BTNMT.
— Mô tả lò đốt rác thải
Buồng đốt sơ cấp: Buồng này đốt bằng dầu DO, chất thải được sấy khô và đốt cháy trong môi trường thiếu khí ở nhiệt độ 650 ¸ 8000C. ở nhiệt độ này, các chất hữu cơ sẽ bị khí hoá và khí sinh ra bị dồn lên buồng thứ cấp.
Buồng đốt thứ cấp: Sử dụng dầu DO để đốt các chất khí từ buồng sơ cấp. Để phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong khí thải, giảm thiểu phát sinh dioxin/furan, buồng thứ cấp được duy trì ở nhiệt độ 1050¸ 12000C, thời gian lưu khí 2 ¸ 3 giây.
b). Hệ thống xử lý khí
Khí thải từ buồng đốt thứ cấp có nhiệt độ cao (khoảng 1.1000C) được đưa qua thiết bị trao đổi nhiệt trực tiếp bằng nước. Thiết bị này có tác dụng giải nhiệt trong khí thải từ nhiệt độ cao đến nhiệt độ thấp hơn để giảm thiểu khả năng phá hủy thiết bị và quá trình xử lý phía sau, hiệu quả giải nhiệt của thiết bị này khoảng 60%, nhiệt độ khí khải sau khi qua thiết bị giải nhiệt bằng nước khoảng 4400C trước khi vào tháp hấp thụ.
Khí thải vào tháp hấp thụ bằng dung dịch NaOH hoặc sữa vôi, dòng khí thải đi vào tháp từ dưới lên, tiếp xúc với dung dịch hấp thụ đi từ trên xuống qua lớp đệm, quá trình tiếp xúc giữa dòng khí và dung dịch sẽ xảy ra các phản ứng giữa chất ô nhiễm với dung dịch hấp thụ tạo thành các muối tách ra khỏi dòng khí. Khí thải sau khi qua tháp hấp thụ được rửa lại một lần nữa để đảm bảo nồng độ bụi trong khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường rồi qua tháp hấp phụ bằng than hoạt tính vá tách ẩm sau đó được quạt hút đưa ra ống khói cao 21m để phát tán ra môi trường. Quạt hút có tác dụng khắc phục trở lực của dòng khí thải trên đường ống dẫn từ lò đến ống khói, tạo ra áp suất âm ở buồng đốt sơ cấp và thứ cấp tránh tình trạng khói thoát ra khỏi lò trong quá trình thiêu đốt.
Dung dịch sau khi tiếp xúc với khí thải có nhiệt độ cao và chứa các chất ô nhiễm, thu gom về bể chứa dung dịch hấp thụ, tại đây thực hiện quá trình lắng tách cặn và bổ sung them nước và dung dịch hấp thụ để bơm tuần hoàn để tái sử dụng lại nhờ bơm tuần hoàn. Việc cấp dung dịch hấp thụ được thực hiện hoàn toàn tự động thông qua bộ dò độ PH của dung dịch trong bể và điều khiển bom định lượng cấp dung dịch hấp thụ.
Hấp phụ là kỹ thuật làm sạch khí bằng cách tập trung các khí và hơi độc lên bề mặt của vật thể rắn (chất hấp phụ là than hoạt tính) có bề mặt tiếp xúc lớn. Phương pháp này lợi dụng tính chất vật lý của một số vật liệu rắn nhiều lỗ rỗng với các cấu trúc siêu hiển vi, cấu trúc đó có thể có tác dụng chắt lọc khí độc hại trong hỗn hợp khí thải và giữ lại trên bề mặt của chất hấp phụ.
Nước thải từ quá trình hấp thụ được đưa về hệ thống xử lý nước thải của Dự án để xử lý. Bùn cặn tách ra từ bể chứa nước giải nhiệt và bể chứa dung dịch hấp thụ được thu gom và mang đi đóng rắn, sau đó chôn lấp an toàn.
c). Trong quá trình hoạt động bình thường, các thông số kỹ thuật cơ bản của lò đốt chất thải công nghiệp phải đáp ứng theo các thông số quy định tại QCVN 30/2012/BTNMT
Quy trình vận hành an toàn hệ thống lò đốt CTNH.
9.1. Mục đích
Thực hiện an toàn và tiêu hủy hiệu quả trong quá trình đốt CTNH bằng lò đốt nhiệt phân.
9.2. Phạm vi áp dụng
Trong quá trình tiêu hủy CTNH tại khu vực lò đốt
9.3. Nội dung thực hiện
(1). Chuẩn bị vận hành:
(2). Xác định nguy cơ/rủi ro:
Xác định các nguy cơ như bỏng, đổ tràn, tiếp xúc hóa chất, quạt hút khí không hoạt động, mất điện lưới quốc gia.
(3). Trang bị bảo hộ lao động:
Công nhân trang bị dụng cụ bảo hộ lao động đầy đủ trước khi tiến hành quá trình tiêu hủy gồm có trang phục, khẩu trang, găng tay, giày, kính che mắt.
(4). Dụng cụ, thiết bị cần thiết :
Mặt nạ phòng chống hơi khí độc, máy bơm dự phòng, máy phát điện dự phòng.
(5). Quy trình, thao tác vận hành chuẩn:
(6). Kết thúc vận hành
Sau khi tiêu hủy hết chất thải chứa trong buồng sơ cấp tắt lò, tiếp tục cho hệ thống xử lý khí thải hoạt động theo 30 phút để hạn chế tình trạng khói bụi còn sót lại thoát ra môi trường. Kiểm tra tắt hệ thống điện, đóng cửa khu vực lò đốt.
9.4. Quy trình và tần suất bảo trì
Vệ sinh buồng đốt mỗi ngày, vệ sinh kiểm tra toàn bộ hệ thống điện, béc đốt mỗi tuần một lần.
9.5. Bản hướng dẫn dạng rút gọn và sơ đồ