//= get_template_directory_uri() ?>
Hệ thống xử lý dầu nhớt thải.
— Chức năng
Xử lý dầu thải, nước lẫn dầu, các loại dầu thải khác.
— Quy trình công nghệ
– Trước tiên dầu nhớt thải được thu gom đưa vào thùng chứa, để lắng các tạp chất như đất cát, và phân tách nước (nếu dầu có lẫn nhiều nước), quá trình này cho phép giảm bớt các chi phí năng lượng và hóa chất của các công đoạn sau.
– Dầu thải sau đó được đưa qua thiết bị phản ứng có gia nhiệt. Tại đây trong điều kiện nhiệt độ thích hợp và khuấy nhanh, các kim loại nặng, đặc biệt là chì, kẽm, các loại phụ gia và các tạp chất khác sẽ phản ứng với các hóa chất hấp phụ tạo thành các kết tủa.
– Nhiệt độ, thời gian gia nhiệt và thời gian phản ứng phụ thuộc vào loại nhớt thải và hóa chất sử dụng. Để tránh hiện tượng sôi trào mãnh liệt trong thiết bị phản ứng nhiệt độ gia nhiệt sẽ không cao quá 90 oC. Thời gian phản ứng trung bình từ 2 – 6 tiếng.
– Thiết bị phản ứng sẽ được gia nhiệt bằng:
+ Điện trở, dùng khi hệ thống thu hồi nhiệt không hoạt động hay lúc vận hành thử.
+ Sử dụng dầu truyền nhiệt (không phải dầu đốt) khi hệ thống thu hồi nhiệt đã hoạt động. Hệ thống sẽ sử dụng nhiệt thu hồi từ khí thải của lò đốt chất thải đã có của công ty. Điều này cho phép giảm chi phí năng lượng.
– Hệ thống không sử dụng lò đốt để gia nhiệt, do đó không có hệ thống xử lý khí thải của lò đốt.
– Do nhiệt độ phản ứng không quá cao, nên thành phần bay hơi chủ yếu là nước và một lượng nhỏ các dung môi hữu cơ có nhiệt độ sôi thấp còn lại trong dầu nhớt gốc. Dòng bay hơi sẽ được ngưng tụ và thu hồi bằng thiết bị ngưng tụ vỏ ống sử dụng nước kèm theo thiết bị
– Sau một thời gian phản ứng, dầu sẽ được bơm qua thiết bị ly tâm mẻ liên tục để tách các kết tủa, tạp chất rắn và nước ra khỏi dầu. Phương án lọc bằng ly tâm được lựa chọn do sản phẩm là dầu đốt nêu các thông số như màu sắc, độ trong không đòi hỏi cao như đối với việc tái chế thành nhớt mới hay dầu gốc, điều này cho phép đạt tối ưu hơn về chi phí vận hành và năng suất.
– Dầu thải sau đó sẽ được chứa vào bồn chứa rồi tiếp tục được đưa qua thiết bị lọc tinh sử dụng giấy lọc dầu có sẵn trên thị trường. Với kích thước lỗ lọc phù hợp, các tạp chất rắn sẽ được tách hoàn toàn ra khỏi dầu thải nhằm đảm bảo dầu nhớt thải sau tái chế có chất lượng tương đương dầu FO và có thể đốt được bằng các béc đốt dầu FO thông thường. Trong trường hợp cần thiết, loại dầu tái chế này có thể được xử lý thêm và có thể đốt tốt trong các lò đốt đang dùng dầu DO.
– Bùn thải từ máy ly tâm định kì được lấy ra và được mang đi đốt tại lò đốt.
7.Quy trình vận hành an toàn của hệ thống xử lý dầu nhớt thải
7.1. Mục đích
Thực hiện an toàn khi ly tâm để thu hồi các loại dầu nhớt thải
7.2. Phạm vi hoạt động
7.3. Nội dung thực hiện
(1). Chuẩn bị vận hành:
(2). Xác định nguy cơ, rủi ro:
(3). Trang bị bảo hộ lao động:
Nón, mác, găng tay, đồng phục bảo hộ được trang bị cho công nhân tham gia vận hành hệ thống xử lý dầu nhớt thải nhằm để phòng các sự cố máy móc, tai nạn lao động có thể ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân.
(4). Dụng cụ thiết bị cần thiết:
(5. Khởi động và vận hành
(6). Kết thúc vận hành:
(7). An toàn trong khi vận hành:
7.4. Quy trình và tần suất bảo trì
Bảng 7. Quy trình và tần suất bảo trì hệ thống xử lý nhớt thải
7.5. Bản hướng dẫn dạng rút gọn (sơ đồ) để dán trên phương tiện, thiết bị
Quy trình vận hành an toàn hệ thống xử lý dầu nhớt thải