//= get_template_directory_uri() ?>
Hệ thống nước thải
— Chức năng
Nước thải công nghiệp phát sinh từ các nguồn sau: Hệ thống xử lý khí thải lò đốt, từ quá trình xúc rửa thùng phuy, bao bì đựng hóa chất, ngoài ra nước thải công nghiệp còn phát sinh từ hệ thống chưng cất dung môi, tái sinh nhớt hoặc thu gom từ bên ngoài. Lưu lượng nước thải công nghiệp: 46,3 m3/ngày.
— Thuyết minh quy trình công nghệ
Nước thải được đưa vào hố thu gom thông qua song chắn rác thô. Tại hố thu gom, nước thải được điều chỉnh pH bằng NaOH và H2SO4 trước khi qua bể điều hoà.
Tại bể điều hoà, tiến hành sục khí nhằm hoà trộn thành phần nước thải. Nước thải trước đi qua bể sinh học hiếu khí Anoxic thì đi qua bể trung gian. Tại bể trung gian, nước thải được kiểm tra pH một lần nữa nhằm tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật trong bể sinh học phát triển tốt và ổn định tính chất nước thải trước khi đưa vào công trình xử lý chính.
Nước thải từ bể trung gian và nước thải tuần hoàn sau bể sinh học hiếu khí Aerotank được bơm qua bể sinh học hiếu khí Anoxic theo hướng từ dưới lên. Bể sinh học này có nhiệm vụ khử nitơ. Các vi khuẩn hiện diện trong nước thải tồn tại ở dạng lơ lửng do tác động của dòng chảy. Nước thải sau khi qua bể Anoxic sẽ tự chảy sang bể sinh học hiếu khí Selector để ổn định nồng độ bùn trước khi dẫn qua bể Aerotank để tiếp tục xử lý.
Quá trình khử nitrate diễn ra ở bước thứ hai theo sau quá trình nitrate hoá, là quá trình khử nitrate-nitrogen thành khí nitơ, nitrous oxide (N2O) hoặc nitrite oxide (NO) được thực hiện trong môi trường hiếu khí (anxic) và đòi hỏi một chất cho electron là chất hữu cơ hoặc vô cơ.
Nước thải từ bể sinh học Selector được dẫn vào bể sinh học hiếu khí. Bể xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính lơ lửng là công trình đơn vị quyết định hiệu quả xử lý của trạm vì phần lớn những chất gây ô nhiễm trong nước thải. Các vi khuẩn hiện diện trong nước thải tồn tại ở dạng lơ lửng. Các vi sinh hiếu khí sẽ tiếp nhận oxy và chuyển hoá chất hữu cơ thành thức ăn. Trong môi trường hiếu khí (nhờ O2 sục vào), vi sinh hiếu khí tiêu thụ các chất hữu cơ để phát triển, tăng sinh khối và làm giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải xuống mức thấp nhất.
Nước sau khi ra khỏi công trình đơn vị này, hàm lượng COD và BOD giảm 90 – 95%. Nước thải sau khi oxy hoá các hợp chất hữu cơ và chuyển hoá amoni thành Nitrate sẽ được tuần hoàn 100 – 200% về bể Anoxic để khử Nitơ.
Nước thải từ bể sinh học hiếu khí Aerotank được dẫn vào bể lắng. Khi đó các bông cặn hình thành có tỉ trọng đủ lớn thắng được vận tốc của dòng nước thải đi lên sẽ lắng xuống đáy bể lắng. Nước thải ra khỏi bể lắng có nồng độ COD, BOD giảm 90 – 95% (hiệu quả lắng đạt 90 – 95%). Bùn lắng ở đáy bể sẽ được cầu gạt bùn, gạt tập trung bùn về tâm bể lắng và được bơm tuần hoàn về bể Anoxic. Định kỳ lượng bùn sẽ được dẫn về máy ép bùn bằng tải sau đó được đưa về khu vực đóng rắn để đóng rắn.
Nước thải sau khi lắng các bông bùn sẽ chảy tràn qua máng thu nước và được dẫn qua bể khử trùng. Nước thải sau khi qua trạm xử lý đạt Quy chuẩn nguồn xả: QCVN 40-2011/BTNMT (cột B) chảy vào hồ chứa để tái sử dụng, tưới cây và một phần sẽ thoát ra kênh tiêu.
Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải
10.1. Mục đích
Thực hiện an toàn quá trình xử lý nước thải được thu gom từ các ngành nghề sản xuất phát sinh nước thải về hệ thống xử lý nước thải .
10.2. Phạm vi áp dụng
Cho tất cả các ngành nghề có phát sinh nước thải
10.3. Nội dung thực hiện
(1). Chuẩn bị vận hành
Tên và ký hiệu các thiết bị trên tủ điện:
– Trên tủ điện, ứng với mỗi thiết bị trong hệ thống xử lý đều có các công tắc và các đèn báo tình
trạng hoạt động cho từng thiết bị đó.
– Mỗi công tắc có 3 chế độ hoạt động: “AUTO” gạt trái, MAN gạt phải, OFF ở giữa
– Có hai loại đèn báo trạng thái
+ Đèn xanh báo thiết bị đang ở trạng thái hoạt động
+ Đèn đỏ báo thiết bị có sự cố
+ Ngoài ra trên tủ điện có các đồng hồ đo điện áp, dòng, công tắc “tắt khẩn”, công tắc “khởi động”.
Trước khi vận hành hệ thống:
– Công nhân mặc bảo hộ, đeo găng tay, khẩu trang hoạt tính.
– Kiểm tra hệ thống và khu vực xung quanh.
– Kiểm tra cường độ điện thế (mức: 380V).
– Kiểm tra công tắc: tất cả các công tắc chuyển mạch trên tủ điện về vị trí OFF.
(2). Vận hành hệ thống
Hệ thống được thiết kế xử lý theo phương pháp hoá lý, bao gồm các công trình, thiết bị chính như sau:
– Bể gom nước thải (B01), để nâng pH- kết tủa hydroxit- lắng (B02).
– Thiết bị kèm theo: Hai bơm nước thải, công tắc phao, pH controler, 3 bơm định lượng (xút, PAC, polymer) và các bồn chứa, máy thổi khí.
Phương pháp vận hành:
– Chế độ tay: Công tắc của tất cả các thiết bị trên đều chuyển sang chế độ tay (gạt trái).
– Chế độ tự động: Công tắc của tất cả các thiết bị trên đều chuyển sang chế độ tự động (gạt phải).
Vận hành (chế độ tay):
– Bật tủ điện sang nút ON;
– Bật công tắc bơm nước thải từ bể gom B01 lên bể nâng pH B02;
– Nâng pH của bể B02 bằng cách châm xút (NaOH) với lượng phù hợp để pH đạt đến pH=9-9,5;
– Điều chỉnh pH ở bể B03 xuống còn pH=8-8,5 bằng cách châm thêm axit (H2SO4);
– Ép bùn tại thiết bị ép dạng thùng, bùn khô được đưa đi xử lý tại nhà máy xử lý CTNH (ký hợp đồng nguyên tắc), nước thải được đưa trở lại bể gom nước thải.
Chú ý: Khi được chuyển sang chế độ tự động, công nhân vận hành phải luôn kiểm tra lượng hóa chất thích hợp để phản ứng xảy ra hiệu quả, đảm bảo phản ứng hết với các chất ô nhiễm trong nước thải.
(3). Kết thúc vận hành
Luôn để hệ thống xử lý nước thải hoạt động khi lưu lượng nước thải vào bể gom (bể điều hoà) liên tục. Trong trường hợp nghỉ sản xuất hay lưu lượng nước thải chưa đạt trị số cần thiết cho việc xử lý, nhằm tránh tốn kém về nhân công cũng như nhiên liệu thì kết thúc vận hành hệ thống xử lý, đợi đến sản xuất trở lại hoặc khi lưu lượng nước thải đạt trị số cần thiết thì tiếp tục vận hành lại.
– Tắt máy bơm nước thải vào bể trung hoà;
– Tắt hết các máy bơm, máy thổi khí khi hệ thống đã xử lý phần nước thải bơm vào bể trung hoà đạt hiệu quả theo quy trình
Bản hướng dẫn dạng rút gọn (sơ đồ) để dán trên phương tiện, thiết bị