Quy trình xử lý thu hồi dung môi thải

Quy trình xử lý thu hồi dung môi thải

Hệ thống chưng cất dung môi

— Chức năng

Bằng phương pháp chưng cất, thu hồi IPA, thinner và một số dung môi tẩy rửa sạch khác từ các chủ nguồn thải thải CTNH là IPA thải, thinner thải và một số dung môi đã qua sử dụng.

— Quy trình công nghệ hệ thống chưng cất dung môi

  • Thông số cài đặt của quá trình sẽ được cài đặt dựa trên nhiệt độ bay hơi của loại dung môi đó. Dung môi sau khi bay hơi ra khỏi thiết bị chưng cất sẽ được ngưng tụ bằng thiết bị làm lạnh nhanh, nhằm tăng khả năng thu hồi dung môi. Các dung môi sau khi ngưng tụ sẽ được chuyển vào bồn chứa riêng biệt.
  • Sau mỗi mẻ chưng cất sẽ có một lượng cặn tồn tại ở đáy nồi và sẽ được vệ sinh và đem đi đốt trong lò đốt chất thải nguy hại.
  • Nhiệt cấp cho quá trình chưng cất sẽ được cấp bằng điện trở nhiệt.

 

Quy trình vận hành an toàn của hệ thống xử lý IPA, thinner và các dung môi khác.

4.1. Mục đích

Chưng cất để thu hồi dung môi thải hữu cơ ở nhiệt độ thích hợp.

4.2. Phạm vi áp dụng

  • Tại khu vực chưng cất dung môi trong khu vực sản xuất của công ty.
  • Công nhân phải nắm rõ quy trình và thực hiện đúng các bước vận hành an toàn hệ thống.

4.3. Nội dung thực hiện

(1). Chuẩn bị vận hành:

  • Công nhân phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.
  • Kiểm tra tổng thể toàn bộ hệ thống, xem có các vật lạ mắc kẹt trong các cánh quạt làm mát bơm, mô tơ, trên dây cơ roa truyền động, các vật lạ nằm trên sàn nhà gây cản trở việc đi lại.
  • Chuẩn bị sẵn các thùng phuy chứa dung môi.
  • Mở tòan bộ các van tay trên hệ thống đường ống hút và đẩy của các bơm, trên đường ống hơi dung môi.
  • Kiểm tra van an toàn xem có kẹt rác, đất cát, tổ tò vò…
  • Đóng toàn bộ các van xả đáy trên các bồn.
  • Kiểm tra cường độ điện thế (mức: 380 V±10%).
  • Đưa tất cả các công tắc chuyển mạch trên tủ điện về vị trí “OFF”.
  • Kiểm tra các phao kiểm sóat mức xem có bị mặc kẹt không bằng cách kéo thử dây phao xem phao di chuyển có nhẹ nhàng không. Kiểm tra vệ sinh nếu cần.

(2). Xác định nguy cơ, rủi ro:

  • Các kỹ thuật của máy không đảm bảo;
  • Tiếng kêu khác thường khi đang vận hành;
  • Máy chạy không đều đặn;
  • Kiểm tra máy khi máy đang hoạt động.

(3). Trang bị bảo hộ lao động:

Nón, mác, găng tay, đồng phục bảo hộ được trang bị cho công nhân tham gia vận hành hệ thống thu hồi dung môi nhằm để phòng các sự cố máy móc, tai nạn lao động có thể ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân.

(4). Dụng cụ thiết bị cần thiết:

  • Dụng cụ sửa chữa hoặc thay thế một số linh kiện cần thiết cơ bản của máy như ốc, vít,…
  • Bình chữa cháy CO2 loại 8kg.

(5). Khởi động máy và vận hành

  • Toàn bộ hệ thống điện ở trạng thái OFF
  • Sử dụng bơm tay, bơm dung môi thải vào bồn chưng cất theo ống náp dung môi trên đỉnh bồn.

Trong trường hợp dung môi sệt không bơm được thì mở nắp nhỏ trên đỉnh bồn, nhanh chóng đổ hỗn hợp dung môi vào bồn. Lượng dung môi đưa vào bồn chứng cất từ 200 – 250 lít (vừa ngập kính quan sát thứ 2 – tính từ dưới lên).

  • Nhanh chóng đậy kín bồn chưng cất
  • Mở các thiết bị theo tuần tự dưới đây
  • Mở CB tổng
  • Mở CB điều khiển
  • Cài đặt nhiệt độ T3, T4 (2 cảm biến nhiệt độ này sẽ được cài một lần duy nhất)
  • Cài đặt nhiệt độ T1, T2 theo các số liệu nhiệt độ bay hơi của dung môi.
  • Mở CB cấp nguồn máy lạnh
  • Mở các CB còn lại
  • Mở công tắc bơm tuần hòan nước lạnh P 2 – sang Auto
  • Mở công tắc bơm làm nguội khẩn cấp P 1 – sang Auto
  • Mở công tắc điện trờ R1 – sang Auto.
  • Theo dõi thời gian, nhiệt độ T2, T3, lượng dung môi chảy ra. Khi thấy không có dung môi chảy ra từ thiết bị ngưng tụ trong khỏang thời gian 10 phút, thì
  • Bật công tắc điện trở R 1 về vị trí OFF
  • Thay thùng chứa dung môi
  • Cài đặt lại nhiệt độ T1, T2 , T3
  • Tiến hành theo dõi tiếp đến khi chưng cất hết mẻ dung môi.
  • Tắt tòan bộ hệ thống.
  • Đợi hệ thống nguội sau 2 -3 h
  • Khóa đường van xả dung môi trên thiết bị ngưng tụ.
  • Mở van xả khí trên bộ ngưng tự.
  • Bơm nước vào đầy bồn chưng cất đến khi thấy nước chảy ra từ van xả khí trên bộ ngưng tụ. Mở mô tơ khuấy trong vòng 30 phút thì tắt.
  • Kết thúc một chu trình chưng cất đầu tiên
  • Từ chu trình thứ 2, trước khi mở hệ thống, sẽ xả bỏ hết nước trong hệ thống, trong lúc xả – mở mô tơ khuấy để vệ sinh bồn chưng cất. Sau đó làm lại giống như chu trình đầu tiên. Thao tác đổ đầy nước vào hệ thống, nhằm đuổi hết các dung môi cũ còn trong hệ thống tránh việc dung môi cũ phản ứng với dung nôi mới trong lần chưng cất tiếp theo. Thao tác này cũng có thể được thực hiện bằng việc kết hợp việc xả nước với việc xả khí trơ (Nitơ)

(6). Kết thúc vận hành:

  • Tắt nguồn điện.
  • Thu hồi cặn bã và dung môi.
  • Vệ sinh lau chùi máy và quét dọn sạch sẽ quanh khu vực.

(7). An toàn trong khi vận hành:

  • Luôn theo dõi đúng quy định.
  • Không được lơ là trong khi thao tác.
  • Không được kiểm tra, bôi trơn dầu mỡ trong lúc máy đang vận hành.
  • Khi nghe tiến máy kêu khác thường, hoặc có sự cố hư hỏng thì ngưng máy để kiểm tra, xem xét và báo cáo cho bộ phân kỹ thuật hoặc lãnh đạo Công ty để khắc phục.

4.4. Quy trình và tần suất bảo trì

  • Thường xuyên theo dõi các thiết bị nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố.
  • Hàng tuần xịt rửa hệ thống để vệ sinh, giữ cho hệ thống luôn sạch sẽ, gọn gàng.
  • Hàng tuần kiểm tra, vệ sinh, hiệu chỉnh lại các cảm biến đo mức nước….
  • Duy tu, bảo dưỡng đúng chế độ đối với từng loại máy theo hướng dẫn trong catalogue.
  • Môtơ khuấy: ba tháng kiểm tra, bổ sung nhớt vào hộp số một lần. Một năm thay thế toàn bộ nhớt một lần. Đối với dây cuaroa, 01 tháng kiểm tra một lần, nếu thấy dây bị chùng và xuất hiên các vết nứt trên thân dây thi phải thay thế ngay dây mới (dự trù khoảng 6 – 12 tháng phải thay dây một lần).
  • Duy tu, bảo dưỡng định kỳ toàn bộ hệ thống (1 lần/năm).

4.5. Bản hướng dẫn dạng rút gọn (sơ đồ) để dán trên phương tiện, thiết bị

Quy trình xử lý thu hồi dung môi thải - 1

Quy trình vận hành an toàn hệ thống xử lý xử lý IPA, thinner và các dung môi khác

Nhân viên kinh doanh

  • Ms Hằng 028.3770.1202

Tư vấn môi trường

  • Ms Hằng098.588.6371
  • Ms Thuỷ0914.809.147