Mô tả quy trình công nghệ hệ thống xúc rửa thùng phuy
— Chức năng
Chức năng của hệ thống được sử dụng để xúc rửa thùng phuy các loại.
Thuyết minh công nghệ
Thùng phuy hư, cũ được phân loại theo dạng hóa chất đựng trong thùng. Thùng phuy sau khi phân loại, được xử lý bằng cách nghiêng, trút để thu hồi và loại bỏ các hóa chất, tạp chất lớn còn lại trong thùng. Hóa chất thu được sẽ được phân loại, tái sử dụng hoặc đốt trong lò đốt hiện hữu.
Sau khi xử lý chất thải thùng sẽ được đưa qua hệ thống rửa. Tùy thuộc vào hóa chất trong thùng mà một hay hỗn hợp các dung môi hay hóa chất sau có thể được sử dụng để rửa thùng:
- Các dung môi hữu cơ: Acetone, MEK (Methylethylketone), MIBK (Methyl isobutyl ketone), xylen…
- Nước.
- Dung dịch axít loãng.
- Hỗn hợp các chất tẩy rửa.
Sau quá trình súc rửa, các loại chất thải, dung môi thải và sản phẩm được xử lý tiếp theo như sau:
- Dung môi hữu cơ sau khi dùng để rửa thùng phuy sẽ được thu hồi trong dây chuyền chưng cất dung môi hiện hữu. Phần không thể tái sử dụng sẽ được đốt trong lò đốt.
- Dung dịch axít sau khi rửa thùng sẽ được xử lý trong hệ thống xử lý nước thải hiện hữu của nhà máy.
- Nước thải: Đưa về xử lý trong hệ thống xử lý nước thải.
- Chất rắn (vải lau, cặn sơn…) được đốt trong lò đốt.
- Thùng phuy sau khi rửa sạch trong và ngoài sẽ được phân loại. Thùng xấu, hư sẽ được cung cấp cho các cơ sở luyện cán thép. Thùng còn tốt sẽ được sử dụng phục vụ cho các nhu cầu của công ty (chứa dung môi, dầu nhớt, hóa chất..) hoặc được bán cho các cơ sở sản xuất có nhu cầu (không sử dụng thùng phuy vào nhu cầu sinh hoạt).
Quy trình vận hành an toàn hệ thống súc rửa thùng phuy
3.1. Mục đích
- Đảm bảo an toàn môi trường, hạn chế các sự cố, rủi ro xảy ra ảnh hưởng môi trường.
- Nâng cao hiệu quả phục hồi, giảm chi phí vận hành, đồng thời kéo dài tuổi thọ máy móc thiết bị.
3.2. Phạm vi áp dụng
- Tại khu vực súc rửa thùng phuy trong khu vực sản xuất của công ty.
- Công nhân phải nắm rõ quy trình và thực hiện đúng các bước vận hành an toàn hệ thống súc rửa thùng phuy.
3.3. Nội dung thực hiện
(1). Chuẩn bị vận hành
- Đeo găng tay, khẩu trang.
- Kiểm tra máy và khu vực xung quanh.
- Kiểm tra tổng thể toàn bộ hệ thống, xem có các vật lạ mắc kẹt trong các cánh quạt, mô tơ, trên dây cơ roa truyền động, các vật lạ nằm trên sàn nhà gây cản trở việc đi lại
(2). Xác định nguy cơ, rủi ro
- Các kỹ thuật của máy không đảm bảo;
- Không đảm bảo áp suất an toàn;
- Hơi bị xì;
- Tiếng kêu khác thường khi đang vận hành;
- Máy chạy không đều đặn;
- Kiểm tra máy khi máy đang hoạt động.
(3). Trang bị bảo hộ lao động
– Nón, găng tay, đồng phục bảo hộ được trang bị cho công nhân nhằm để phòng các sự cố máy móc, tay nạn lao động có thể ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân.
(4). Dụng cụ thiết bị cần thiết
- Dụng cụ sửa chữa hoặc thay thế một số linh kiện cần thiết cơ bản của máy như ốc, vít, búa …
- Bình chữa cháy CO2 loại 8kg.
(5). Vận hành máy
- Toàn bộ hệ thống điện đang tắt
- Lắp thùng lên máy
- Xiết chặt đai kẹp
- Mở nắp thùng và để thùng cố định ở vị trí dựng đứng
- Sử dụng bơm hóa chất cầm tay (dạng bơm thùng phuy) để bơm khoảng 10 lít hóa chất vào thùng.
- Lượng hóa chất và chủng lọai hóa chất tùy thuộc vào hóa chất dính ở trong thùng.
- Phuy nhựa chứa chất tẩy rửa được rửa bằng nước.
- Phuy sắt chứa chất tẩy rửa được rửa bằng các loại dung môi phù hợp.
- Đóng nắp thùng.
- Mở CB tổng
- Cài đặt thời gian rửa thùng trên timer
- Mở công tắc rửa thùng qua vị trí auto.
- Khi chu trình rửa kết thúc, tắt công tắc rửa thùng về vị trí OFF
- Tắt CB tổng
- Lắp van vả vào nắp thùng.
- Nghiêng thùng vào vị trí của van
- Mở van và dẫn hóa chất về thùng chứa tương ứng.
– Lắp lại quy trình với một lọai hóa chất mới cho đến khi thùng sạch thì thôi
- Tắt hệ thống, tháo thùng ra, dùng vải khô lau sạch bên ngòai, và thùng có thể đem tái sử dụng (các thùng hư sẽ được bán cho các cơ sở cán thép hay nhựa,còn các thùng tốt sẽ được sử dụng phục vụ nhu cầu lưu chứa của công ty).
- Hóa chất sau khi rửa một phần được tái sử dụng, một phần sẽ được xử lý trong các hệ thống xử lý hiện hữu của nhà máy như hệ thống xử lý nước thải, lò đốt chất thải, hệ thống hóa rắn.
(6). Kết thúc vận hành
- Xoay công tắc điều khiển màu đen từ vị trí auto sang off dừng máy
- Xoay công tắc nguồn trên bảng điều khiển từ on sang off tắt điện nguồn
- Vệ sinh lau chùi máy và khu vực xung quanh sạch sẽ.
- Nước thải sau khi súc rửa được chuyển về hệ thống xử lý nước thải.
- Dung môi thải sau khi súc rửa được chuyển về hệ thống chưng cất dung môi để xử lý thu hồi.
- Các chất thải khác được chuyển về lò đốt để tiêu hủy.
3.4. Quy trình và tần suất bảo trì
- Thường xuyên theo dõi các thiết bị nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố.
- Hàng tuần xịt rửa hệ thống để vệ sinh, giữ cho hệ thống luôn sạch sẽ, gọn gàng.
- Duy tu, bảo dưỡng đúng chế độ đối với từng loại máy theo hướng dẫn trong catalogue.
- Môtơ: ba tháng kiểm tra, bổ sung nhớt vào hộp số một lần. Một năm thay thế toàn bộ nhớt một lần. Đối với dây cua roa, 01 tháng kiểm tra một lần, nếu thấy dây bị chùng và xuất hiên các vết nứt trên thân dây thì phải thay thế ngay dây mới (dự trù khoảng 6 – 12 tháng phải thay dây một lần).
- Duy tu, bảo dưỡng định kỳ toàn bộ hệ thống (1 lần/năm).
- Đối với hộp giảm tốc, nhìn cửa kính trên thân hộp giảm tốc (hoặc mở nắp thăm màu đỏ phía trên hộp giảm tốc), nếu thấy mực nhớt thấp hơn mực quy định thì mở nắp phía trên hộp giảm tốc bổ sung nhớt vào hộp. Mực nhớt đổ vào bằng mép trên của cửa kính.
- Đối với cụm khớp nối, mở nắp phía trên, tra mỡ và đóng nắp lại.
- Đối với dây cua roa, khi kiểm tra thấy dây bị trùng và xuất hiện các vết nứt trên thân dây thì phải thay thế ngay dây mới (Dự trù khoảng 3 – 6 tháng phải thay dây một lần).
- Khi thấy phát ra tiếng kêu từ bộ motor giảm tốc ta cần kiểm tra và thay thế bạc đạn.(Thời gian thay thế bạc đạn khoảng trên 05 năm).
3.5. Bản hướng dẫn dạng rút gọn (sơ đồ) để dán trên phương tiện, thiết bị
Quy trình vận hành an toàn hệ thống súc rửa thùng phuy