//= get_template_directory_uri() ?>
Công nghệ tái chế rác thành năng lượng tại Đức gặp phải một trường hợp hy hữu: Lượng rác mà họ thải ra hiện nay không đủ để cung cấp cho các nhà máy điện hoạt động nên phải nhập khẩu rác từ các nước láng giềng. Một thực tế cho thấy rằng rác của nước này có thể là một kho báu của nước khác.
“Áy náy” nếu tỷ lệ tái chế thấp
Mỗi ngày, có nhiều đoàn xe vận chuyển rác đến thành phố Magdeburg của Đức từ Manchester, Anh. Điểm tập kết là một nhà máy điện vốn biến rác thải thành điện và theo như lời quảng cáo của họ là “quay rơm thành vàng”. Rơm ở đây chính là những khối rác ép gọn gàng, bọc kín trong nylon.
Trong khoảng 10 trở lại đây, trên khắp nước Đức xuất iện nhiều nhà máy điện và cơ sở sản xuất phân bón hoạt động nhờ nguồn rác thải bên cạnh đó là các hố chôn lắp rác cũng đóng cửa. Công nghệ tái chế ngày càng phát triển mạnh, trong khi lượng rác thải lại giảm đi do tác động suy thoái kinh tế và dân số giảm, các nhà máy tái chế bị rơi vào tình thế thiếu hàng triệu tấn rác mỗi năm và và họ đành phải “ngó” sang các nước láng giềng.
Hiện giờ, rác thải từ Anh, Ireland, Ý và Thụy Sĩ và nhiều nước láng giềng khác đang được vận chuyển vào Đức bằng cả đường bộ và đường thủy để sản xuất điện cung cấp cho sinh hoạt. Riêng ở Magdeburg, cách Thủ đô Berlin khoảng 100 dặm, điện từ rác thải cung cấp năng lượng cho hệ thống sưởi cho khoảng 50.000 hộ gia đình và 1/3 tổng nhu cầu năng lượng của cả thành phố.
Từ năm 1991, Đức đã thông qua một đạo luật trong đó thể chế hoá việc tái chế rác. Đến nay, nước này đang có tỉ lệ tái chế rác sinh hoạt cao nhất thế giới lên tới 65%. Hamburg cũng đang là một trong những thành phố ký hợp đồng thu mua rác thải từ một thành phố ở Anh. Tuy vậy, tỷ lệ tái chế ở đây chỉ vào khoảng 40%, khá thấp với tiêu chuẩn chung, điều đó đủ khiến quan chức thành phố cảm thấy “áy náy”.
Trong các hộ dân cư tại Đức hiện nay, thùng rác trong nhà có ít nhất là 4 ngăn để phân loại rác. Cùng với đó, những container chứa rác công cộng đặt tại sân hay tầng hầm của các tòa chung cư gần như có đủ 7 sắc cầu vồng, mỗi màu sắc tương ứng với loại rác có thể tái chế từ kính, nhựa, rác hữu cơ đến giấy- hộp carton…
Đem lại nguồn thu lớn
Từ bỏ những lò đốt thủ công truyền thống, công nghệ tái chế rác thải thành năng lượng phát triển hoàn thiện đủ để loại bỏ những chất độc hàng đầu như: thủy ngân, chì đồng thời tạo ra năng lượng và hạn chế khi me6ta trong quá trình vận hành. Vì thế, đây là công nghệ vô cùng thân thiện với con người và môi trường.
Mặt khác, tái chế cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tại các nhà máy điện ở Magdeburg, rác thải sau khi được đốt trong các lò hơi sẽ được lấy nam cham hút hết kim loại, số tro còn lại bán cho các công ty nhựa đường.
Bên cạnh đó, nhập khẩu rác còn là một bài toán kinh tế hiệu quả. Trong khi châu Âu dần ngưng sử dụng các hố chôn lấp, người dân phải đóng phí cao đối với việc xử lý rác, ví như hiện là 55-80 USD/tấn so với 35USD/tấn ở 4 năm về trước. Đem rác xuất khẩu sang Đức sẽ là một lựa chọn tốt cho cả hai bên, và tận dụng rác để sản xuất năng lượng đang là một lựa chọn tốt nhất hiện nay.
“Đó không phải là rác, mà là nguồn năng lượng”, ông Peter Werz, người phát ngôn của Công ty Năng lượng từ rác EEW, đang sở hữu một nhà máy điện ở Magdeburg khẳng định.
ANTĐ