//= get_template_directory_uri() ?>
Ống tiêm, chai truyền và các loại rác thải y tế đã qua sử dụng vẫn còn dịch máu, tất cả đều được cho vào máy nghiền để tái chế thành hộp nhựa, ống hút, cốc nhựa mà mọi người vẫn sử dụng hằng ngày.
Bất chấp các khả năng lây truyền bệnh tật cho công nhân trực tiếp làm việc và tiêu chuẩn vệ sinh đối với nhựa tái chế, hằng ngày, hàng tấn chất thải y tế nguy hại thậm chí còn cả dịch máu cần phải tiêu hủy vẫn được quay vòng tái sinh thành những đồ nhựa đựng thực phẩm mà người tiêu dùng vẫn sữ dụng mỗi ngày. Đây thực sự là một sự việc rất đáng lo ngại và cần phải có hướng giải quyết hiệu quả.
Tại các xưởng rác thải y tế được phân loại
Sau đó chúng được xử lý và tái chế thành nhựa nguyên liệu
Theo quy định của bộ y tế, thì nhựa tái chế không được sử dụng để làm vật chứa thực phẩm. Tuy nhiên, hằng ngày vẫn xảy ra hiện tượng mua bán trái phép các loại rác thải này một cách công khai.
Thực trạng này rất dễ bị bắt gặp tại các xưởng tái chế nhựa tại Hà Nội. Tất cả những rác thải y tế chưa qua xử lý vẫn còn nguyên dịch, sẽ được các nhân công đưa đưa vào các máy nghiền để thu được nhựa thô sau đó nấu chảy bằng hóa chất để tạo ra các hạt nhựa. Và rồi, các cơ sở sản xuất cốc và hộp nhựa đựng thực phẩm vsẽ mua lại những hạt nhựa này với số lượng lớn. Những hạt nhựa này được các chủ nhà xưởng chào bán với giá khoảng 31.000 đồng/kg.
Một chủ xưởng trả lời khi được hỏi về độ an toàn và chất lượng của những vật liệu tái chế này: “Tôi chẳng ngại gì, vì hàng này là hàng phế thải, được phép tái sử dụng, chứ không có vấn đề gì… Không phải lo, sợ ảnh hưởng cái uy tín, chất lượng của nhà sản xuất”.
Hiện tượng mua bán rác thải y tế này cũng xảy ra tại làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Và theo chia sẻ của người dân tại đây, nhựa được tái chế quay lại cung cấp cho chính các xưởng sản xuất đồ nhựa tại khu vực này. Khi các xưởng sản xuất thu mua phế liệu, tái chế nhựa tại đây thì rác thải y tế cũng biến thành nhựa phôi. Các công nhân tại đây cũng cho biết chính những phôi nhựa này sẽ được thổi thành ống hút, cốc nhựa, hay hộp sữa chua.
Các cơ sở y tế không kiểm soát được việc rác thải được tuồn ra ngoài. Hằng ngày vẫn có hàng tấn rác thải y tế nguy hại được tái chế, bất chấp nguy cơ lan truyền bệnh tật. Và nguy hiểm hơn, những loại nhựa tái chế từ rác thải này còn được sử dụng để sản xuất đồ nhựa dùng trong tiêu dùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người.