Rừng đang bảo vệ Trái Đất và con người

Rừng từ lâu đã giữ vai trò quan trọng trong việc giữ nước cho các dòng sông, là nguồn cung cấp nước sạch cho hơn 50% dân số trên thế giới. Rừng giúp tái tạo chất hữu cơ tạo nên độ phì nhiêu cho đất, giúp điều chỉnh các dạng tác động tiêu cực của thời tiết như: như bão, lũ và hạn hán…

Nó còn là nơi tạo nên một hệ sinh thái có giá trị đa dạng lớn nhất và là nhà của hơn một nửa các loài động vật, thực vật và côn trùng sống trên cạn.

Rừng cũng tạo ra nơi ở và việc làm sinh kế và các nền văn hóa có mối liên quan và liên hệ trực tiếp với rừng. Rừng là lá phổi quan trọng của Trái Đất, là yếu tố quyết định sự sống còn của tất cả các sinh vật sống.

Những giá trị của rừng đối với sự sống thật sự vô cùng to lớn. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những lợi ích vô giá của rừng về kinh tế, xã hội, sinh thái và sức khỏe, con người chúng ta vẫn không ngần ngại mà vô tâm phá hủy thứ đang cung cấp nguồn sống cho chính mình.

Tác dụng của rừng đối với đời sống con người rất đa dạng trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trước hết rừng cung cấp các loại lâm sản, bảo vệ nguồn nước, chóng xói mòn, bảo vệ đất, phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái…

Việc bảo tồn và phát triển rừng hoàn toàn có thể trở thành cơ hội kinh doanh. Khi chúng ta đầu tư 30 triệu USD vào việc bảo vệ và phát triển rừng  thì chúng ta có thể thu lời 2,5 tỷ đô la từ các dịch vụ và sản phẩm mà nó mang đến.

Lâm nghiệp cũng có thể tạo ra hơn 10 triệu việc làm trên toàn thế giới. Hiện nay, các nhà lãnh đạo đang chỉ ra những tiềm năng của năng lượng tái tạo, nhưng để quá trình chuyển đổi diễn ra thì vấn đề về rừng phải là một ưu tiên trong thể chế và chính sách.

Giá trị của rừng là điều không phải bàn cãi. Nạn phá rừng đã gián tiếp làm cho tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng trở nên trầm trọng hơn vì khí CO2 đang gia tăng mạnh.

Những tác động rõ rệt nhất hiện nay của việc biến đổi khí hậu là mất nguồn nước nước ngầm, bão tố, lũ lụt, nắng hạn…xảy ra ngày một nhiều, đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, hủy hoại sản xuất nông nghiệp và làm mất đi tính đa dạng sinh học cùng với nguồn nước ô nhiễm.

Các hệ sinh thái có thể có đóng góp cao để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu bằng cách điều chỉnh khả năng thu nhận nước và các bệnh của nó. Như đã biết, xã hội phụ thuộc vào hàng hoá và dịch vụ trong hệ sinh thái. Họ tiếp tục phấn đấu để quản lý bền vững các hệ sinh thái thông qua thực hiện chức năng này, để làm cho xã hội ít bị tổn thương với biến đổi khí hậu.

 

Bộ TN&MT/Cục QL PTTH và TTĐT

Nhân viên kinh doanh

  • Ms Hằng 028.3770.1202

Tư vấn môi trường

  • Ms Hằng098.588.6371
  • Ms Thuỷ0914.809.147