//= get_template_directory_uri() ?>
Báo cáo trích dẫn nhận định của nhiều chuyên gia tư vấn môi trường thế giới cho biết trong 10 năm nữa GDP Việt Nam sẽ tăng gấp đôi nhưng nếu không được quan tâm thì ô nhiễm môi trường sẽ tăng gấp 3 lần. Ước tính thì lượng ô nhiễm môi trường sẽ tăng khoảng 4-5 lần và khi đó tăng 1 đồng GDP thì phải thiệt hại mất 3 đồng về vấn đề môi trường.
Tại hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ 4, báo cáo tổng kết bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015 cho kết quả đáng kể cho thấy nguồn gây ô nhiễm giảm dần về số lượng và mức độ tác động, toàn quốc có 392/439 cơ sở gây ô nhiễm đã có biện pháp xử lý hiệu quả.
Việc bảo vệ môi trường đã được các doanh nghiệp quan tâm hơn nhiều. Các vi phạm về xử lý chất thải nguy hại, thiết kế, quy trình của các hệ thống xử lý chất thải đã có nhiều thay đổi đáng kể.
Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Ông Nguyễn Văn Tài được Báo Thanh Niên phỏng phấn cho biết, tỷ lệ khắc phục của các cơ sở gây nguy hại về môi trường đạt 89,29%.
Vấn đề nhập khẩu chất thải công nghiệp cũng giảm, hiện chỉ còn 5.411 container còn lưu lại ở các cảng biển. Việc quản lý chất thải nguy hại ngày càng tốt hơn, tỷ lệ nước thải và chất thải rắn được tái chế cũng hiệu quả hơn.
Bênh cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: khai thác tài nguyên bừa bãi, thiếu bền vững, hoạt động vi phạm môi trường ngày càng tinh vi, bố trí kinh phí còn dàn trải, các dự án môi trường cấp bách chưa được ưu tiên, ngân sách sử dụng chưa hiệu quả, tình trạng giải ngân chưa hợp lý khi phải chuyển sang năm sau.
Thủ tướng nhận định đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực tài nguyên môi trường vẫn còn hạn chế về chuyên môn cũng như số lượng và nghiệp vụ, chưa nâng cao vai trò quần chúng, cộng đồng và giám sát pháp luật.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thừa nhận rằng nước ta còn nhiều yếu kém dù đạt được nhiều kết quả bước.
Thủ tướng chỉ đạo các cấp và chính quyền địa phương: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý thức bảo vệ và tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường, người dân có lối sống thân thiện với môi trường, phát triển một xã hội văn mình.
Tăng cường đội ngũ cán bộ, nhân viên các cấp ngành môi trường. Đẩy mạnh và đa dạng hóa nguồn vốn bảo vệ môi trường, ưu tiên sử dụng vốn ODA xử lý các đểm ô nhiễm kéo dài làm ảnh hưởng đến đời sống người dân, huy động và khuyến khích xã hội đầu tư theo dạng hợp tác công tư.
Thủ tướng yêu cầu cần phát triển mạnh nghiên cứu công nghệ môi trường, ứng dụng công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển ngành công nghiệp “carbon thấp”, nâng cao giá trị của hàng hóa theo hướng xanh với môi trường, hình thành các dịch vụ “xanh”, hàng hóa “xanh” bảo vệ môi trường. Đặc biệt xử lý nghiêm các cơ sở cố tình gây ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường chung cũng như dần loại bỏ các máy móc lạc hậu cu4gn một phần làm ô nhiễm môi trường.