//= get_template_directory_uri() ?>
Công nghệ Wetland là hệ thống xử lý nước mặn, nước ngầm và nước thải sinh hoạt hiện đại và đem lại hiệu quả cao.
Ưu điểm của hệ thống này xử lý nước hoàn toàn bằng phương pháp cơ hoặc kết hợp với sinh học mà không có sự can thiệp của háo chất. Hệ thống được thiết kế theo quy mô và mô hình thực tế của các công trình khác nhau.
Nguyên lý xử lý của công nghệ Wetland
– Xử lý nước bằng cách lợi dung khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm của các loại thủy sinh như các chất hữu cơ, amoni, các kim loại nặng, As, Fe …, chúng hấp thụ các chất khó phân giải này như nguồn thức ăn từ đó phát triển thành sinh khối. Từ đó các chất ô nhiễm sẽ bị loại bỏ trong quá trình chúng phát triển.
– Hệ Wetland được nuôi trồng nổi trên bè, hoặc trồng trên hệ vật liệu màng kết hợp hình thành màng biofilm tăng hiệu quả xử lý nước.
– Ngoài các sinh vật thì các thủy thực vật sau đây cũng có thể đước áp dụng trong hệ thống Wetland như: Cỏ Vetiver, Cây cỏ nến, cây thủy trúc-Cyperus alternifolius, cây chuối hoa-Canna, Cây cỏ voi – elephant grass. Tuy nhiên, có một vấn đề hết sức quan trọng trong việc sử dụng thủy thực vật trong hệ thống Wetland là: Khả năng hấp thụ cao những chất độc hại, ô nhiễm mà không thải ra các các cặn bẩn, các chất ô nhiễm trong quá trình phát triển.
Cỏ Vetiver
Bộ rễ cỏ vetiver được xem như một “nhà máy sinh học”, tác dụng của nó có thể làm sạch môi trường nước và đất rất hiệu quả. Quá trình xử lý môi trường nước của loài cỏ vetiver là vòng tuần hoàn kín, xử lý những chất ô nhiễm và khó pân hủy hiệu quả mà không đem lại hệ quả nào đáng lo ngại cho môi trường, loại cỏ này có thể tự mình thực hiện nhiệm vụ không cần sự can thiệp từ con người , dễ áp dụng, đơn giản và chi phí thấp. Công dụng xử lý nước thải ô nhiễm của cỏ vetiver đã được áp dụng và chứng minh được hiệu quả vượt trội.
Cây cỏ nến – Typpa
Đây là loại có phát triển thành cụm dầy dọc các mép hồ, cao 1- 3cm, có lá xốp mọc xen kẽ nhau và trên cùng là hoa. Rễ phân bổ rộng ra chiều ngang để sinh sản. Hệ thống rễ chùm này còn giúp ngăn việc xói mòn. Cây cỏ nến thường được trồng trong đầm lầy để xử lý nước thải và nhờ đăc tính hấp thụ asen rất tốt.
Cây chuối hoa – canna
Đây là loài có nhiều nơi trên thế giới nhưng chủ yếu tập trung ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây chuối hoa có đăc tính xử lý tốt nước thải giàu N, P và cũng có thể hấp thụ asen nồng độ cao.
Cây thủy trúc – Cyperus alternifolius
Thủy trúc là một loại cỏ có thể dê dàng tìm thấy ở đầm lầy và nơi đất ẩm, có tốc độ tăng trưởng sinh khối rất nhanh cùng với bộ rễ chùm phát triển mạnh. Loại cỏ này có đặc tính hấp thụ amoni và asen rất tốt.
Cây cỏ voi – elephant grass
Cỏ voi thích hợp với khí hậu nhiệt đới có khả năng sinh sản và phát triển nhanh và đăc tính xử lý ô nhiễn N, P trong đất rất hiệu quả vì hàm lượng Ni tơ trong cây là 2 % hàm lượng protein trong cây chiếm từ 15 -26 % vì vậy cỏ voi trồng còn để làm thức ăn chăn nuôi.
Khả năng ứng dụng của Công nghệ Wetland
Công nghệ Wetland được ứng dụng rộng rãi, như một giải pháp cho phương án xử lý nước cấp, nước thải mà yêu cầu không dùng hóa chất, thân thiện với môi trường và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
moitruong.com.vn